Mar là cái động mà vào rồi là không muốn ra!Mar Vui Vẻ
Làm Mar dzui lắm, rảnh dzô làm chơi!


Sài Gòn ấy mà, mọi người thường chỉ nhìn về phía trước thôi. Đến nỗi mà, khớp cổ và đôi mắt thậm chí còn quên mất chúng nó có thể nhìn được sang ngang nữa cơ!

Nếu bạn Nhìn-Ngang ở Sài Gòn...

Giữa dòng người xe cộ - hơi nóng - mồ hôi nhễ nhại - và mùi người nồng nặc mỗi chiều tan làm về kẹt xe nghi ngút, nếu Nhìn-Ngang, bạn sẽ thấy một bờ môi nhỏ xinh chúm chím, đang tíu tít với baba hay mama về một ngày xem chừng cũng bận rộn lắm của một cô nàng hay cậu chàng lớp chồi - mầm hay lá nào đó.
Cô nàng cũng có một ngày xem chừng bận rộn lắm - Nhìn Ngang - Matta Tâm
Cô nàng cũng có một ngày xem chừng bận rộn lắm 
Nhìn-Ngang, là khi bạn thấy khuất ở góc nào đó, một bác xe ôm dáng người khắc khổ, khuôn mặt ngang dọc những nếp hằn khô khốc của thời gian, nhưng vẫn tĩnh lặng hưởng thụ sự bình yên của buổi chiều tà, bên câu chuyên với cô bán nước hay chú "đồng nghiệp".

Cũng nhờ Nhìn-Ngang mà bạn sẽ thấy nơi ngã sáu rộn rã tiếng còi xe, động cơ ì đùng, vẫn vọng lại tiếng cười giòn tan vui tươi của cậu bé mắt sáng long lanh - đang nũng nịu ôm lấy ba mẹ của mình mà ríu rít như chú chim chít, bên một gian hàng bé nhỏ vài chiếc rổ con con đựng đôi ba gói tăm bông, ít kẹo cao su và vài món lặt vặt khác. Cậu bé không hề mệt mỏi để tả lại tất cả những sắc màu chung quanh cho ba mẹ cùng tưởng tượng. Ba mẹ cậu bé - không còn có một ngày nào nữa được sống mà nhìn thấy ánh sáng mặt trời - ấy vậy mà, tiếng của của gia đình ấy lại chẳng thiếu bao giờ.
Hãy thử một lần Nhìn-Ngang ở Sài Gòn...
Vậy đó, Nhìn-Ngang hay vậy đó bạn. Thử một đôi lần Nhìn-Ngang đi, rồi bạn cũng sẽ thấy một điều: Sài Gòn không chỉ cứ phải hướng về phía trước. Không phải là chặng đèn đỏ tiếp theo. Không phải là con phố kế tiếp. Không chỉ là những căn nhà trôi vụt qua trong vài giây ngắn ngủi. Cũng không đơn điệu đến nỗi nhìn hoài đâm chán. Cứ thử tập Nhìn-Ngang đi, rồi bạn sẽ thấy những góc nhỏ bình yên và "sang chảnh" một cách bình dị - những góc yên bình "không coi vòng quay Sài Gòn ra gì", cứ vô tư tồn tại, vô tư hiện diện một cách đáng yêu.

Góc bình dị ấy, bạn đã từng nhìn thấy chưa?
Nếu chưa, hãy thử một lần Nhìn-Ngang...
Chuyện sổ chuyện bút, chuyện tính tình tui...


Bút - trong các loại bút, thích nhất dòng họ nhà này - bút bơm mực.
.
À, thật ra thì cũng không trơn tru dễ viết là mấy đâu. Nhớ hồi nhỏ còn làm tèm lem từa lưa hết cả từ tập vở tới áo quần. Nhớ hồi nhỏ, còn làm rớt bút, tòe ngòi toẹt loét! Được cái, ngòi cũng dễ mua, mua về cũng dễ thay, nên bị la tẹo tẹo là thôi.... Lớn chút, bạn bè khoái xài viết bi, viết kim... mình vẫn thích cái thể loại khác người này hơn. 
.
Cơ mà với cái yêu cầu viết nhanh, viết bừa, không thể nào mà mình có thể tha "ẻm" đi ở mọi lớp học. Từ cấp 3, cũng chỉ trữ 1 cây làm màu chứ cũng chẳng mấy khi viết. Lên ĐH thì càng kém viết, lười viết nữa.
Dù vậy, đến giờ vẫn đang thích cái cảm giác viết thanh đậm, thích cái cảm giác mực cứ ra đều đều từ cái khe nhỏ xíu. Thích cái hình ảnh ngòi bút vàng vàng hoặc ánh kinh bạc lóe lên như gương trước năng. Thích cái kiểu vừa viết, vừa nghĩ về vật lý và cơ chế ra mực... Khoái thế cơ, một cây bút bơm mực!
.
Mực dễ lem, bút dễ dính tay... cần thật tâm viết, thật lòng cẩn thận - một cách rèn têm rèn tính rèn nết đó thôi. Cái cảm giác nắn nót, thích thú trên từng con chữ, từng ngòi mực lướt đi... nó khiến ta thấy thật tình bình tâm giữa những tiếng lách cách bàn phím khô khốc và vô cảm. Nó khiến ta thực sự cảm thấy đang sống, đang lả lướt từng chữ từng câu....
_____
Sổ - ta thích nhất sổ lò xo.
.
Cái cách em í show ra cái gáy thật là lả lơi, thật là gợi mở. Cứ như thể mời gọi, tôi đây, trần trụi đây, sẵn sàng chờ bạn mở ra và vẽ linh tinh các thứ vào đây. Đều đặn nhưng không phải là cứng nhắc. Thích nhất là tròn tròn chứ không vuông!


Ta thích cái kiểu lật giấy, lật một cách phóng khoáng và không gò bó. Không hề ngại sợ nhăn gáy. Không hề ngại bị cấn tay khi lướt ngòi viết lên phía gần mép gáy. Nhẹ nhàng cũng được, thanh thoát cũng được, nhanh nhảu và gấp gáp cũng được, mà vèo một cái, hất một phát cũng xong - lật sang một trang giấy! Đấy, chỉ có em này là chịu được tính sớm nắng chiều mưa của ta thôi cơ!
_____
Ừ thì, tóm lại, thích em này với em này. Lấy cái kìm nén tính phóng khoáng để viết lên cái phóng khoáng. Lấy cái nhẹ nhàng thanh thoát để làm tình làm tội cái tự do nổi loạn.
Lấy cái này bù cái kia.


______
Đời cơ bản là bù qua đắp lại cho nhau mà, phải thế không...?
Người ta nói định vị, định vị, định vị liên tục tù tì, vậy, nghe rồi mình có hiểu chi không? - chắc có chớ, cũng dễ mà! Mạn phép cho tui tiếp tục tổng hợp về định vị thương hiệu nghen, để coi nó là cái giống gì, sao mà lại vừa là danh từ vừa là động từ được hen???

Vâng, bài viết Định vị Thương hiệu, em là danh từ và là động từ xin phép làng xã được bắt đầu..... bộp bộp bộp!
dinh-vi-thuong-hieu-em-la-danh-tu-va-la-dong-tu-3


Định vị thương hiệu là việc nhấn mạnh những đặc điểm đặc biệt của thương hiệu, làm cho thương hiệu trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, và đồng thời là lời kêu gọi đối với công chúng (Phillip Koter – 2008). Nói cách khác, định vị thương hiệu là những gì xảy ra trong tâm trí khách hàng nhờ sự nỗ lực tác động của doanh nghiệp, xây dựng niềm tin của khách hàng, dựa trên sự khác biệt của sản phẩm, khiến cho khách hàng có thể nhận ra điểm khác biệt đó một cách dễ dàng.

Vâng, nó là thứ "Xảy ra trong tâm trí khách hàng" - Danh từ chắc rồi nha. Nó là một đối tượng tồn tại vô hình trong tâm trí, và thứ gì trong tâm trí, thì có trời mới xác định được nó hình thành bao lâu, như thế nào, bắt đầu từ khi nào, tồn tại tới khi nào và hằng hà sa số khác! Nhưng có một điều chắc chắn rằng, mọi hành động - dù muốn dù không, dù vô tình hay cố ý của doanh nghiệp - đều tác động đến thứ-xảy-ra-trong-tâm-trí-khách-hàng, thứ gọi là thương hiệu vừa nói lúc nãy đó đó. Người ta cũng gọi tắt, "Thực hiện Định vị Thương hiệu" "Định vị thương hiệu" - một động từ đúng nghĩa và gợi liên tưởng quá đi chứ hở?!

Định vị thương hiệu là kết quả của việc trả lời những câu hỏi sau:
 Thương hiệu mang lại giá trịlợi ích gì?
 Thương hiệu hướng đến đối tượng khách hàng nào?
 Thương hiệu phải đối mặt với những đặc tính thương hiệu nào của đối thủ cạnh tranh?
 Lý do lựa chọn một đặc điểm khác biệt nào đó?

Bặc bặc bặc bặc! Không trả lời được nhiêu đó câu hỏi cơ bản, thì khó làm lắm à nha! (Tui nghĩ vậy đó)

Để biết được nên định vị thế nào, đương nhiên trước là phải hiểu khách hàng, hiểu họ, biết insight kì lạ và độc đáo thế nào, biết họ muốn gì, biết họ cần gì thích gì và mua sản phẩm để làm gì. Kiểu như, đâu phải cứ mua dầu ăn là để nấu ăn, phải hơm? ;) tui biết mà, tui rành lắm!

Tiếp nữa, là nghiên cứu đối thủ, coi nó đang làm gì, đang hướng đến ai với những đặc tính nào. Những âm mưu bí hiểm mà chúng đang làm, là gì, có đụng chạm hay chung chạ với âm mưu nào của mình không. Muốn coi định vị của những anh chị làm ăn bài bản, nó dễ, chu cha ưi sao mà nó dễ! Coi TVC, coi các chiến dịch, coi hình ảnh người đại diện, coi văn phong câu chữ, đọc thông điệp đưa ra... bla bla bla... là đã có cái nhìn cơ bản và sơ kh ởi nhất rồi. (lôm côm chưa làm thương hiệu thì chưa nói...)

Tới lúc thiết lập sơ đồ định vị rồi nha. 

Sơ đồ định vị là một công cụ để doanh nghiệp nhận biết vị trí hiện tại của sản phẩm của doanh nghiệp với các thương hiệu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, nhìn qua nhìn lại, để rồi nhìn được tổng quan nhất về thị trường trong khía cạnh định vị thương hiệu, tìm ra được thế mạnh vượt trội của sản phẩm, đặc biệt khác biệt, để đưa ra được phương án định vị ít rủi ro, phù hợp và có khả năng thành công cao nhất.

Thực hiện, nói thì đơn giản lắm, làm mấy thứ này nè:

⇝ Thu thập thông tin về sản phẩm và đặc tính thương hiệu của đối thủ cạnh tranh, cũng như chính bản thân doanh nghiệp
⇝ Lựa chọn từng cặp đôi các yếu tố, đặc trưng của sản phẩm (Ví dụ: giá, tính thuận tiện mua hàng, mức độ sẵn sàng cung ứng…)
⇝ Phác thảo sơ đồ định vị, đặt cặp đôi yếu tố lên trục sơ đồ
⇝ Dựa vào thông tin đã có, xếp các thương hiệu lên sơ đồ định vị, theo mức cao – thấp phù hợp.

Giống giống như vầy nè:

dinh-vi-thuong-hieu-em-la-danh-tu-va-la-dong-tu-2


 Hay vầy nữa nè:
dinh-vi-thuong-hieu-em-la-danh-tu-va-la-dong-tu-1
 Sơ đồ định vị thương hiệu cho Tạp chí Bản Lĩnh Phái Đẹp


Nhiều lúc á, việc thiết lập sơ đồ định vị phải được lặp đi lặp lại với nhiều cặp đôi các yếu tố, nhằm chọn ra những đặc tính thực sự khác biệt của sản phẩm. Giữ một yếu tố này, thay một yếu tố kia, rồi lại đắn đo yếu tố này, cân đong yếu tố khác.... Chọn yếu tố thì cũng nên nhìn tới cái kết quả nghiên cứu insight khách hàng một tí hen. Các bạn ấy muốn gì, các bạn ấy thích gì, các bạn ấy cần gì? Suy cho cùng đó há chẳng phải mục đích tối thượng sao? ت Việc làm này cần sự cẩn trọng, tỉ mỉ, và nhất là phải khách quan, nhìn thẳng nhìn thật nhìn đúng nha, đối với sản phẩm cạnh tranh cũng như sản phẩm của chính doanh nghiệp.

Khi chọn các yếu tố để đưa vào sơ đồ định vị, cần lựa chọn yếu tố mang tính cụ thể, có khả năng định lượng hoặc định tính rõ ràng. Không chọn các yếu tố mang tính khái quát và không có chuẩn mực để quy chiếu, ví dụ như: Chất lượng, độ hài lòng…

Đây là một công cụ hiệu quả để định hướng cho việc lựa chọn phương án định vị thương hiệu.

Lựa chọn định vị thương hiệu làm sao đây, cho vừa lòng hả dạ?

Việc lựa chọn phương án định vị lấy cơ sở chính từ kết quả phân tích sơ đồ định vị và mục tiêu của doanh nghiệp.
Sau khi phác thảo xong sơ đồ định vị, người làm thương hiệu sẽ lựa chọn ra đâu là đặc điểm nổi bật nhất của sản phẩm so với các sản phẩm còn lại của đối thủ cạnh tranh. Lanh thì chọn dựa trên các sơ đồ mà ở đó, vị trí của thương hiệu trên sơ đồ định vị ít có sự cạnh tranh so với đối thủ, nói cách khác, chọn sơ đồ mà thương hiệu nằm trong vùng “trống”, ít sự chen chúc của các thương hiệu khác. Mạnh thì chọn chỗ nào nhiều em bé nhỏ mà tiến đánh!
Tuy nhiên, còn tùy vào mục tiêu kinh doanh của thương hiệu, và tiềm lực của doanh nghiệp mà lựa chọn phương định vị phù hợp. Có thể là đối đầu trực tiếp và tranh giành thị trường, cũng có thể định vị để hướng đến thị trường ngách và sự khác biệt nổi bật.

~~~~
Đó, nói một cách đơn giản là, tui vừa viết xong danh từ và động từ của Định vị thương hiệu rồi đó nha! Mà thiệt tình, bi giờ còn phân biệt để làm chi, tui nghĩ, trong đầu đứa làm mar non nớt như tui cũng chẳng quan tâm lắm đến cái thể loại của nó! Quan trọng là, trong ngữ cảnh đó, hoàn cảnh đó, nơron thần kinh nó có làm việc để biết được đang nói về danh-động thế nào thôi. Nhở? 


Bài sau sẽ nói về Tính cách thương hiệu hén!

Kết thúc chương trình, đài truyền hình tới đây là hết.....!
Bài trước tui cũng đã chép lại cái định nghĩa Thương hiệu cho bà con cô bác đọc chơi rồi. Bài này, tui nhắc đến cái câu hỏi, mà ngu ngơ ngờ nghệch cũng phải nghi ngờ... "Làm thương hiệu, chi dzảy bây?"

Thị trường, chao ôi mà nói, khó khăn! Này thì cạnh tranh, này thì công nghệ phát triển, rồi thích khách hàng thông minh, với cả hội nhập thời mở cửa... tùm lum tá lả búa lua xua! Khách hàng thậm chí còn có thể ngồi mòn m*ng một chỗ mà vẫn mua hàng được. Khách hàng có thể đi lựa, đi so sánh, chuyện hiểu thông số giờ là chuyện nhỏ, đừng có hòng mà lừa được các vị ấy... Tá lả tùm lum. Thế thì, làm sao bán được hàng đây? Tất yếu, phải tạo sự ghi nhớ, ghi nhớ sâu đậm về thương hiệu trong trí họ mà thôi à. Nhớ - tin - một cách tích cực về thương hiệu, chính là cách mà khách hàng lựa chọn sản phẩm.

Ấy chính là cái đích mà "Xây dựng thương hiệu" phải đạt tới.
 Thông qua việc xây dựng thương hiệu, cũng như các chiến lịch marketing lôi kéo – phát triển – duy trì mức độ nhận biết thương hiệu, khách hàng trực tiếp là một phần của cuộc chơi thương hiệu. Việc phản hồi như thế nào, ở mức độ nhận biết nào… sẽ là cơ sở để biết được thương hiệu đó có thực sự hiệu quả hay không, và có hỗ trợ cho việc bán hàng, đem lại doanh thu hay không.

Khách hàng ngày nay không chỉ quyết định mua sản phẩm dựa trên công năng sản phẩm, chi phí sử dụng, lợi ích nhận được… mà còn quyết định dựa trên niềm tin của họ vào sản phẩm đó. Đó là những giá trị cảm nhận mà sản phẩm mang lại dựa trên những gì mà thương hiệu đã xây dựng trước công chúng.
Có thể nói, thương hiệu cũng là một phần giá trị phụ thêm (added value) mà khách hàng mong muốn nhận được. Mỗi thương hiệu được khách hàng ghi nhớ và thừa nhận thành công, sẽ tạo ra một tiến trình ảnh hưởng mới đối với các khách hàng khác.


Tại sao có người bằng mọi giá phải có được em iPhone dù em ấy khá kén thiết bị tương thích? Tại sao có người lại sẵn sàng mua xe hơi hiệu này hiệu nọ, dù giá cả có trên trời và phụ phí sau khi mua cũng không hề nhẹ nhàng như áng mây trôi? Tại sao các quý cô thích mua ý phục của các nhãn hiệu to đùng, còn các quý ông chuộng những đồng hồ, những giày, những nịt... hàng hiệu đắt giá? Đâu phải chỉ vì mua để xài không thôi, mua để xài thì cái nokia cục gạch, xe hơi tèng tèng, quần áo chợ Đầu Mối, đồng hồ bán vỉa hè... cũng xài được mà? 

E hèm! Đó là sức mạnh của thương hiệu. Trong thực tế, nhiều thương hiệu được xem là đại diện của một giai tầng xã hội, một lối sống, hay dành cho một nhóm người có cùng đặc điểm nào đó. Kỳ thực, ban đầu, người ta có cái định nghĩa gì là "hàng của giai cấp" trong đầu đâu? Thương hiệu cứ làm hoài thì khách hàng nghĩ i xì xì thế thôi. Ghê gớm, chứ chẳng chơi.

Với các thương hiệu được định vị dựa theo giá trị cốt lõi của sản phẩm, lại mang đến cho người tiêu dùng những giá trị cảm nhận và niềm tin rõ ràng hơn về những giá trị đó, ví dụ như, sản phẩm sạch – an toàn – tinh khiết, bền, đẹp…. Điều này giúp người tiêu dùng định hướng mua hàng theo những giá trị về chất lượng mà họ muốn nhận được.

Cũng nhờ thương hiệu định vị rõ ràng, mà các hoạt động khách sẽ dễ dàng có định hướng hơn. Định vị RẺ, thì làm sao cho giá phù hợp, chất lượng vượt trội. Định vị SANG, thì rõ ràng khâu thiết kết phải phù hợp, phải sang chảnh thế nào đó mà cho thiệt là thu hút. Định vị SẠCH, thì không thể nhếch nhác và lôi thôi. Định vị DOANH NHÂN THÀNH ĐẠT, thì có lý nào lại nhí nhố và nhoi nhoi như con lăng quăng trong vũng nước? Định giá thế nào, phân phối ở đâu, hoàn thiện sản phẩm những gì, trưng bày ra sao, quảng cáo thế nào, nhân viên văn hóa làm sao... tất cả phải bật lên được cái tinh thần thương hiệu, phải thể hiện được nét tính cách của thương hiệu, phải đồng bộ và nhịp nhàng với nhau! Có như vậy, thương hiệu mới phát huy hết cái khả năng chi phối thị trường và tác động khách hàng, đem lại doanh thu cho doanh nghiệp được.

Xét cho cùng, chúng ta làm gì trong kinh doanh, cũng nên quy về tính hiệu quả, doanh thu, lợi nhuận. Đó âu cũng là cái mục đích tuyệt đối cuối cùng - sau hết! Người kinh doanh ngày nay, nào đâu có cần phải tuyệt đối nhất nhất định giá trên chi phí và lợi nhuận mong muốn nữa! Mà hoàn toàn có thể tìm ra mức mà khách hàng sẵn sàng chi trả để mà định, mà thu, mà chém, mà để khách hàng tự nguyện móc hầu bao. Khách hàng, dựa vào niềm tin mà thương hiệu mang đến, rồi cứ thế mà trả, mà chi, mà ưng ý và vừa lòng. Thế thôi.... Sức mạnh của thương hiệu mà, sức mạnh của vô hình, lớn cỡ nào, sao mà khách hàng định lượng được? Chỉ tin, yêu theo cảm xúc, và sử dụng dựa vào lý trí của niềm tin mà thôi...

Xây dựng thương hiệu, quan trọng lắm à, không giỡn đâu...

Chuyện là, bạn đang làm khóa luận, và bạn làm bài luận về Thương hiệu. Từ thuở mới vô học Mar đã được hỏi hoài, hỏi hoài: Thương hiệu với Nhãn hiệu khác nhau cái khỉ gì? Thành thực mà nói thì, hồi đó đôi khi cũng nhớ nhớ quên quên, cơ bản là, ai hỏi: "Cái đó là cái gì?" thì trả lời được, chớ mà để nhớ cho hết định nghĩa, đặc điểm, bla bla... thì phải có người ngồi chém chung mới kể tội hết được. 


Thế nên, kỳ này, nhân tiện làm luận thì quăng lên đây luôn để lưu truyền. [Bạn lưu, mấy bạn mà thấy đáng "truyền" thì cứ thoải mái truyền, không sao cả :D ] hén! ^_^. Nó là một "Chuỗi bài", gây đau khổ cho nhau :D Ưng thì viết cái gì để lại cho em nó dzui nhoa ^_^


"Làm thương hiệu" - nghe có quen không? Quen chớ, quen lắm luôn à! Lâu lâu, đây đó, cứ nghe riết nghe hoài, nghe mãi đến nỗi mà, người ta mặc định luôn, thương hiệu là cái phải làm, còn thương hiệu là cái gì thì có khi cũng không cần biết!

Nói thì nói vậy thôi, chớ biết thì sẽ làm chính xác hơn, phải dzậy hơm? Bạn hông phải chuyên gia, thú thực luôn là bạn chưa làm được gì nhiêu cho một thương hiệu cụ thể nào đó, nên bạn sẽ chỉ liệt kê ở đây những quan điểm bạn tâm đắc!



Hồi xưa lắc xưa lơ, người ta bảo, Thương hiệu là một phần của sản phẩm, tức là, sản phẩm chứa đựng và bao trùm giá trị của thương hiệu. Như là, đẻ con thì đặt tên, dễ gọi, khỏi quên, vậy thôi. Bi giờ thì khác rồi, Thương hiệu đã trở nên phát triển đến độ là một phần cốt yếu của mọi sự, chứa đựng sản phẩm và mang lại những giá trị niềm tin cho khách hàng.

Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

Thương hiệu còn được định nghĩa là một tập hợp các thuộc tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị mà họ đòi hỏi. Theo đó, các thành phần khác của Marketing mix cũng chỉ là một phần của thương hiệu. (Ambler & Styles)

Còn theo đại ca Phillip Kotler (2008): “Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp, được công bố như một sự tổng hòa của một số tài sản vô hình, như bằng sáng chế, cơ sở dữ liệu, sự yêu thích…. Thương hiệu cũng đồng thời là những tài sản thiết yếu của một doanh nghiệp. 

Thương hiệu là một phạm trù không rõ ràng nhưng thường được thể hiện cụ thể qua một cái tên, một nhãn hiệu hoặc một biểu tượng nào đó hoặc là sự kết hợp của các yếu tố làm cho một sản phẩm hay dịch vụ này khác với những sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh cùng loại khác.

Nói cách khác, thương hiệu là những gì diễn ra trong tâm trí khách hàng về một sản phẩm, một nhãn hiệu, đó còn là niềm tin của khách hàng vào những gì mà doanh nghiệp đem đến cho họ.


Vâng, nó là niềm tin của khách hàng. Niềm hi vọng của Doanh nghiệp. Niềm vui của đứa làm Mar linh tinh như mình. Niềm hạnh phúc của người sử dụng sản phẩm đúng đẳng cấp và định hướng mua hàng. Niềm tự hào của những người đặt kỳ vọng vào sản phẩm.

Thương hiệu cũng giống như cái tâm hồn của sản phẩm vậy mà. Tâm hồn, thì ta cảm nhận được, chớ đâu có sờ mó được, phải vậy hông? Nhưng mà, có tồn tại không? Có chớ! Nếu không, sao lại nói, thằng này tâm nó tốt, tính nó hiền; đứa kinh tâm nó tệ tính nó kiêu (như tui nà!)? Sản phẩm cũng vậy, thương hiệu cũng vậy!


Một sự thật phũ phàng là, có nhiều quan niệm rằng, làm thương hiệu là làm logo, slogan, website cho đẹp, cho sang, cho thu hút, rồi dừng lại ở đó và la lên "Khỏe quá! Làm thương hiệu xong ròi!!!!". Nó cũng chệch hướng, như kiểu, hẹn hò với "gấu" thì mặc đẹp, xịt dầu thơm, vuốt keo tóc, trang điểm các thể loại... mà cái đầu rỗng tuếch và cái tâm thì huỵch toẹt! Bộ đồ không làm nên thầy tu, và bộ nhận diện không làm nên thương hiệu! Đừng nhầm lẫn mà gây phiền hà à nha.

Bài đầu, nói tới đây thôi hen. Bài sau sẽ nói tiếp. Luận còn dài, đừng lo ^^~

~~
Sáng dậy lẩn quẩn trong đầu một câu của đứa bạn từ hồi xưa lắc xưa lơ: "Tao mà, XX nó dzậy đó!" [Mạn phép lấy cái "XX" thay cho tên một cung nào đó, hổng nói, sợ giận]. Chuyện cũng lâu rồi, hôm nay bỗng dưng nhớ lợi, bỗng dưng có hứng viết ra thế này...
~



Hồi 1. TUI.

Tui, sanh những ngày cuối tháng 12, và nghiễm nhiên rớt trọn vẹn vô cung Ma Kết, theo tử vi phương Tây bảo vậy.
Từ nhỏ tới "gần lớn" cứ sống, sinh trưởng và phát triển thuận theo tự nhiên và sự giáo huấn của gia đình, và niềm tin tôn giáo mà tui lãnh nhận và tự nguyện hết lòng giữ gìn. Một môi trường, một hoàn cảnh, một nền giáo dục... đủ để làm nên TUI chưa? Dĩ nhiên là chưa. Phải cộng thêm tính cách - suy nghĩ của tui, lớn dần theo từng ngày nữa cơ.
Và, đương nhiên là, tờ nhỏ tới gần lớn, tui không biết cái gì gọi là Ma Kết. Mãi đến một ngày đẹp trời...
~



Hồi 2. TIẾP CẬN
Đó, cái ngày đẹp trời là khi mà phong trào 12 cung hoàng đạo bắt đầu nở rộ trên các báo tuổi teen, HHT, MT...
Vốn cái tính tò mò, tọc mạch, ham dzui, tui cũng đọc và tìm hiểu. Thêm cái tính, đọc hay liên tưởng này nọ, nên cũng nhớ được vài cung. Thế này, thế kia, thế nọ. Thấy cũng đúng! Vui!
Mà với tui, Vui là được ròi, là đủ ròi.



Tới cái hồi vô Đại học, cái thời mà fb bắt đầu thịnh hành. Người người fb, nhà nhà fb... Nùi nùi fanpage cung hoàng đạo được ưa chuộng [mãi đến bi giờ, chưa hạ nhiệt]. Cũng ưa đọc lắm. Càng đọc càng thấy dzui, đơn giản, dễ áp dụng =)) Đôi khi chỉ vài cụm từ đại loại như: xếp hạng 12 cung về độ chung thủy, Sau khi tắm, 12 cung làm gì?, bao lâu để 12 cung bắt đầu lại tình yêu mới?... blah blah blah... thôi thì muôn hình vạn trạng. Mỗi cái stt của các fanpage đó, không bao giờ dưới vài trăm (Y) ! cũng dzui. Bà con ào ào dzậy, thấy cũng dzui. [Mà với tui, dzui là được ròi]
~




Hồi 3. TUI LÀ MA KẾT NÊN TUI NHƯ VẬY - hay - VÌ TUI NHƯ VẬY NÊN TUI LÀ MA KẾT?
Ờ, để kể cho nghe.
Ma kết, già trong tư tưởng, điềm tĩnh, chắc chắn.
Ma kết, là kẻ hay đưa ra lời khuyên, áp dụng được cho cả người nhỏ hơn, bằng, hay lớn hơn vài ba tuổi.
Ma kết, kẻ hiểu đời sớm hơn những đứa trẻ cùng trang lứa.
Ma kết, ai thân thì mới khai quật được cái tính trẻ con của hắn.
Ma kết, ham học, chớ mà học thì học cho hiểu, chớ mà học không hiểu thì không có chịu. Tại cái kiểu, học hiểu, tốn thời gian lắm, nên thi cử thì toàn bị mắc cái giống chi đâu không à, tại cái thi cử thì, kỹ năng làm bài nó mới là quan trọng nhứt... tiểu xảo thì ma kết ít có ưng lắm, nên lườii học tủ, lười luyện đề... [dĩ nhiên, gấp quá thì cũng phải làm thế trong áy náy, bứt rứt...]
Ma kết, vốn sẵn cái máu già dặn, cư xứ đứng đắn, thận trọng...
bla bla bla...!


Tui kể vậy đúng không các Kết - và bạn bè của Kết?
Một sự thiệt là, những lời về Kết Kết ở trên, là tự thuật của tui, chứ ứ phải đi copy từ trang nào khác đem về bạn ơi....
~ Điều tui muốn nói ở đây là,
KHÔNG PHẢITUI LÀ MA KẾT, nên TUI PHẢI NHƯ DZẬY MỚI ĐÚNG.
Mà là,
VÌ TUI LÀ NHƯ THẾ ĐÓ, nên MỌI NGƯỜI GỌI TUI LÀ MA KẾT.

~ Điều quan trọng, không phải bạn thuộc cung gì thì phải sống cho giống cung đó.
Mà là, bạn cứ sống cho thật với bản thân mình trước cái đã. Rồi mới đem quy chiếu với những gì của Cung đó nói về bạn. Cho vui thôi nha. Chỉ cho vui thôi, đừng ám ảnh mà áp mọi thứ internet, sách báo... lên cuộc đời của bạn, lên những người bạn của bạn, và lên cả những quyết định của bạn.
~ Điều không thể quên, không nên quên, không được phép quên, đó là... Bạn sẽ không bao giờ trở nên giống mọi người trong cùng nhóm đó về tất tần tật!
Đừng ép mình vào một cái khuôn, một cái khung, một cái hộp nào đó, chật chội, không vừa vặn với chính mình, hay phấn đấu để trở nên một "Ma Kết điển hình", "Thiên Bình điển hình", "Bảo Bình mẫu chuẩn"... hay đại loại vậy! Làm thế thì ích gì?
Bởi vì, bạn cứ sống là chính bạn đi, thì đã trở nên ĐIỂN HÌNH, à không, SIÊU KINH ĐIỂN luôn í chứ!

~ Cuộc sống này là của bạn. Đời này là của bạn. Tình yêu là của bạn. Mọi thứ nằm trong tay bạn, quyết định là của bạn. Phần còn lại của thế giới chỉ mang giá trị tham khảo, cân nhắc đong đo cho kỹ, để sau này đừng có hối hận là tốt nhất.
~ Bạn biết không,
Theo tử vi phương Tây í mà,
Cái mà chúng ta vẫn đọc hằng ngày, thường là nói về Sun-sight. Theo niềm tin của tử vi í thì, một người khi sinh ra còn chịu ảnh hưởng bởi Moon-sight, Venus-Sight, cung mọc... bla bla bla... đủ thứ "hầm bà lằng sinh tố". Nói chung là nhiều thứ đến mức, lười đọc và lười xem lắm luôn í.
Vậy thì sao lại phải trăn trở và suy nghĩ về một ai đó, sau khi biết ngày sinh, rồi tự dự đoán, rồi suy diễn, rồi bla bla bla đủ thứ... sau đó kết luận một cách "tưởng như đúng rồi" về người đó?
Vậy thì sao phải để tâm chuyện, sao chỗ này nói không đúng về mình, chỗ kia nói sai về mình, chỗ nọ nói xấu mình, tự ti quá đi mà...! Èo ui, đã nói rồi, nó phức tạp lắm.
Vậy thì, sao không...
Sống-là-chính-mình! Có phải khỏe hơn không?
~



Hồi 4. SỐNG CHO DZỪA LÒNG HẢ DẠ
Ờ, đúng ròi đó. Dzừa lòng hả dạ là thoải mái nhứt còn gì! Sống nhẹ nhàng cho đời nó thanh thản, có phải hơn không?
Đứng thẳng và ngẩng đầu lên. Vì Bạn là chính bạn, Tôi là chính tôi. Ta là ai, do mỗi người tự quyết định.


~ Cứ kiêu hãnh và Tự hào một điều thế này,
VÌ TUI NHƯ VẬY, NÊN MỌI NGƯỜI GỌI TUI LÀ XX.
~~~
[Tặng baba mama - sư phụ - FullHouse & toàn thể Marnam Marnữ]
Âu cũng là cái duyên cái số khi chui đầu vào Động Mar.

Ngẫm đi ngẫm lại, con đường vào Mar của tui cũng có chút gọi là "thuận theo ý trời, vừa theo lòng người". Tui, sinh ra và lớn lên trong dòng tộc truyền thống tài chính kế toán ngân hàng. Tui, từ lúc chọn đại học là đã thích Kinh tế [cơ bản là các thể loại khác như: sư phạm, y dược… bla bla… hổng hạp với tui]. Tui, từ lúc đậu Kinh tế là đã nghĩ mình sẽ theo một trong các thể loại Kế toán, Tài chính, Ngân hàng. Tui, thậm chí trong bài học anh văn hồi đại cương đó, dù là nói hay viết, cũng thêm vào một câu "I wanna be an accountant….". Úi chào ôi, thế mà, đùng một phát, từ hè tới kì phân chuyên ngành, tui lại đâm sầm theo luật hấp dẫn vào cái khối Marketing bé nhỏ của trường. Kể ra, mấy ai mà tin được chớ! [Nhà tui, vẫn có bà con nghĩ tui học Kế toán đó nha, tại hồi đó mạnh miệng lắm mà :D ]

Đời, ta nói, đời, nó kì lạ và dễ thương như vậy đó.


Cái duyên số 1.
Tình cờ nhìn thấy danh mục các ngành, và có chữ Marketing. Tình cđọc bài báo về nhu cầu tuyển dụng ở Sài Gòn, và có chữ Marketing. Thắc mắc, tò mò, "marketing là cái khỉ gì vậy?". Và thế là online, tra tra, search search. Mơ màng. Mơ hồ. Mơ tá lả tùm lum. Èo ui, thời đó, con nít ở tỉnh mới lên thì biết khỉ gì về marketing ngoài quảng cáo. Đọc nhiều mới thấy, nó là cái mớ hỗn độn gì đó, mà muốn tìm hiểu sâu hơn, nhiều hơn. Mà kiểu người của tui là, khi có nghi vấn đặt ra, tui sẽ muốn tìm cho ra tận gốc. Thế là có ý định rồi đó nhaaaaaaa!

Cái duyên số 2.
Hồi đó, Hội sinh viên Vạn Ninh (Giờ là CSV) mới manh nha được mấy buổi. Tình cờ quen tiền bối Nam Mar (mà giờ tui gọi là Sư phđó), nói chuyện với tiền bối, dễ thương lắm!!! Và, đặc biệt, đúng là duyên, tiền bối đang học MarK34UEH. Úi chào úi chà, như nắng hạn gặp mưa, như trưa hè tắt nắng, nhặng xị cả lên. Mới vừa nói "Em đang nghiên cứu cả Marketing nữa…", thế là, hàng hàng lớp lớp những dòng chữ "khêu gợi" về em Mar được sư phụ quánh lên với tốc độ chóng mặt. Những câu hỏi đặt ra liên tục trước sự ngớ người và đơ hàng của tui, màn hình loạn xạ cả lên với đầy dẫy những icon kiểu như vầy nè :-o , há hốc, sững sờ, ngạc nhiên, kinh dị… với cái trời biển bao la gọi là Marketing.

Rồi, xong, Marketing vẫy gọi.

Mấy ngày sau cũng náo nức online lắm. Nghỉ mà, rảnh, rảnh lắm. Cứ online gặp sư phụ, là sư phụ lại chỉ cho vài món. Cứ online mà chưa thấy sư phụ là lại tìm hiểu về ẻm.
Rồi xong, nói theo tiếng Dzạn Dzã (Vạn Giã) là "Rầu, xong, thích rầu đó nhe".


Hết duyên, chiến!
Ý tui là hết duyên làm quen. Lỡ thích rầu, lỡ yêu sau thời gian dài tìm hiểu rầu. Giờ làm sao? Làm sao? Thì nói chớ sao.

Tui đó giờ vẫn vậy. Suy nghĩ một mình, ít thảo luận, mà một khi thảo luận hay dò hỏi thì trong đầu cũng sẵn có quyết định rồi. Thế nên lúc trình bày với baba mama, bama có hỏi nhiều, tui nói được hết. Bama chắc cũng lưỡng lự xen lẫn hồi hộp và âu lo, nhưng mà, tui cũng lướt hết :D

Bởi, tui nói, tui yêu nhà tui lắm.

Cũng nhiều anh chị em ngạc nhiên, cô dì chú bác cũng lạ lẫm, cớ sao lại học cái ngành nghe tên lạ quắc, cớ sao lại làm cái nghề gì giống mấy tiếp thị dưới chợ, miệng dẻo keo thế kia,…? Blah blah blah blah… nhiều nhiều nhiều nhiều lắm luôn.
Sự thật là, chưa một giây một phút một khoảnh khắc nào tui thấy hối hận vì đã đâm đầu vào cái động mar ấy. Mà còn tự hào, hạnh phúc trào dâng nữa cơ! Bạn thấy đó, ngành tui đang "Hot", nhưng quan trọng hơn là, bạn thấy rồi, tui đang siêng năng chăm chỉ ngồi gõ lộc cộc cho được một đoạn dài lòng thòng thế này, mar là cái tui thương! Là cái mà khi sống cùng nó, tui biết, tui là ai, tui làm gì, và tui thực sự cần gì để thỏa mãn cái sự "khát mar" của mình.

Lao đầu vào học. Trường tui không dạy Marketing, trường tui dạy Quản trị Marketing nha.

Nói chung là, đã biết và chuẩn bị từ đầu rồi. Nên cũng xác định sẵn, đó chỉ là nền, là tiền đề, là cái cđể tui yêu marketing nhiều hơn nữa thôi.
Lớp tui thì siêu tuyệt.
Trường thì, tuy không đến nỗi Siu hay, nhưng mà cũng hay hay.


Chỉ có VUI là SIÊU VUI thôi!!!!

Thầy cô làm tui ngưỡng mộ và khâm phục nhất chỉ xuất hiện gần đây, dù chưa đủ thời gian 
để làm tui điêu đứng vì khát khao lĩnh hội hết, nhưng cũng đđể tui hiểu và thêm niềm đam mê.
Hạnh phúc là thế đó, tui đã tìm thấy em ấy, Marketing.
Hạnh phúc là thế đó, tui đã yêu lấy em ấy, Marketing.

Marketing à, chị yêu em.